Blog
Việc bảo quản vật liệu nội thất là dễ hay khó?
Nội thất là một phần không thể thiếu vì nó góp phần trang trí và tạo dấu ấn trong bất kì không gian nào. Mỗi vật dụng nội thất lại được tạo nên từ những chất liệu khác nhau nên cách bảo quản vật liệu nội thất cũng khác nhau.
Thậm chí có những món đồ được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều loại vật liệu. Vậy làm thế nào để món đồ nội thất của bạn sử dụng được lâu bền nhất. Chúng ta cùng tham khảo một số cách để bảo quản vật liệu nội thất tốt nhất dưới đây nhé.
1. Nội thất gỗ tự nhiên.
Làm thế nào để giữ được vẻ đẹp và chất lượng cũng như những đặc trưng nói đến của đồ gỗ nguyên thủy, dưới đây VANTAYdecor cung cấp bạn một vài cách bảo quản giúp giữ độ bền lâu của gỗ tự nhiên
a. LÀM SẠCH.
Làm sạch là cách bảo quản gỗ tự nhiên dễ dàng nhất. Dùng nước ấm pha với xà phòng sau đó dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn. Ở những góc nhỏ hãy dùng bàn chải đánh sạch sẽ, dùng vải mềm lau khô.
b. ĐÁNH BÓNG.
Dùng sáp mềm bôi lên bề mặt để đánh bóng đồ gỗ. Khoảng 3 đến 5 phút sau ta lấy bàn chải đánh răng và một miếng vải mềm lâu nhẹ. Tiếp tục chờ khoảng 40 – 60 phút để lau và đánh lần nữa.
c. TRÁNH TIẾP XÚC VỚI ÁNH NẮNG MẶT TRỜI.
Đồ gỗ có thể hư hỏng hoặc mờ đi nếu chịu nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ thay đổi thất thường khiến đồ gỗ bị co lại và có vết nức. Không nên để đồ gỗ gần bếp đun nấu, lỗ thông hơi hay gần lò sưởi…
d. SỬA LỖI NHANH.
Với các vết xước nhỏ ở chân đồ nội thất hãy sử dụng một hộp xi đánh giày để sửa chữa.
e. ĐỘ ẨM.
Nên giữ độ ẩm trong nhà ở vào khoảng từ 45 – 50%. Bởi đây là độ ẩm thích hợp nhất cho việc bảo quản gỗ tốt nhất.
2. Nội thất da.
Da là vật liệu cao cấp, được sử dụng nhiều trong thiết bị nội thất có độ bền nhất định, màu sắc tự nhiên. Da thường được sử dụng trong sản xuất ghế sofa, ghế ăn,..
Khi vệ sinh bề mặt da, bạn nên sử dụng một chút nước xà phòng tắm pha loãng.
Hãy dùng một miếng vải mềm, sạch, làm ẩm bằng nước xà phòng để lau chùi bề mặt. Bằng cách này, vật dụng nội thất da của bạn sẽ được loại bỏ bụi bẩn cáu ghét bám trên bề mặt.
Lau lại bằng vải thấm nước để đảm bảo bề mặt được khô ráo, sau đó đánh bóng như bình thường.
3. Nội thất vải .
Chất liệu vải được sử dụng khá đa dạng trong thiết kế nội thất. Mỗi loại nội thất khác nhau như rèm cửa, drap giường,… lại sử dụng một chất liệu vải riêng.
Tuy vậy, không hề khó để có thể bảo quản đồ nội thất vải. Bạn chỉ cần áp dụng những cách bảo quản mà bạn thực hiện với quần áo lên đồ nội thất vải là được.
Với đệm và các loại thảm trải sàn, khăn trải bàn, hãy bỏ công sức giặt tay thay vì sử dụng máy giặt. Với rèm cửa, bạn nên hiểu đặc tính chất liệu và thường xuyên phủi bụi cho chúng.
Các phụ kiện màu trắng nên tránh xa vết bẩn khó giặt. Đồng thời hay lưu ý không giặt chúng chung với những món đồ dễ bị lem màu.
4. Nội thất đá.
Khi sử dụng nội thất đá, bạn nên tìm hiểu xem loại đá nhà mình sử dụng là gì.
Với đá cẩm thạch tự nhiên, nên hạn chế dùng lực để tránh làm vỡ vật dụng. Đối với đá nhân tạo, cần hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao vì loại đá này đã được trộn thêm nhựa acrylic.
Ngoài ra bạn cũng nên ngăn ngừa các vết bẩn khó lau sạch bám vào chất liệu này.
5. Nội thất nhựa.
Nhựa là vật liệu chịu nhiệt kém, vì vậy bạn không nên sử dụng chúng gần các nguồn nhiệt. Tốt nhất không nên sử dụng nhựa để làm bề mặt bếp, dụng cụ bếp,…
Đồng thời, không để vật dụng nhựa ở nơi có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Điều này sẽ khiến các món đồ bị giòn, dễ gãy, vỡ.
Công đoạn vệ sinh nội thất nhựa khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng bàn chải lông mềm và nước rửa bát, món đồ nội thất sẽ được làm sạch dễ dàng. Hãy vệ sinh chúng theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa trôi vết bẩn trên bề mặt với nước sạch
- Bước 2: Pha loãng nước rửa bát với nước sạch rồi xịt lên bề mặt nội thất
- Bước 3: dùng bàn chải mềm chà nhẹ lên bề mặt vật dụng khoảng 2, 3 lượt. Những vết bẩn bám trên nhựa sẽ được đánh bay.
6. Kính – Tối giản, chân thực.
Nếu cửa kính, đồ nội thất kính bị bẩn, ố lâu ngày, bạn có thể pha hỗn hợp 2 muỗng canh bột bắp, 1 chén dấm trắng, nước ấm hòa tan rồi xịt lên kính, sau đó lau sạch.
Với những cửa kính, đồ nội thất kính bị vết mờ do bụi bẩn và hơi ẩm, bạn có thể dùng khăn ướt tẩm vài giọt rượu trắng để lau. Chỉ một lát sau, cửa kính sẽ sạch bóng ngay.
Vết bụi bẩn thông thường trên cửa kính bạn lấy tờ báo mềm cũ thấm nước hơi ẩm và lau sạch. Sau đó, lau lại bằng khăn mềm khô.
Đối với những cửa kính bị nước mưa bắn vào, bạn hãy lấy miếng vải bọc muối, lau nhẹ lên mặt kính, một lát sau kính sẽ sáng bóng trở lại.
7. Kim Loại – Bền đẹp, chắc chắn.
Không quăng quật, kéo lê sản phẩm làm móp méo, trầy xước bề mặt làm sản phẩm nhanh rỉ. Riêng đối với các nội thất phòng bếp, tránh không để dầu mỡ, đồ ăn vươn vãi, bám trên bề mặt.
Không sử dụng những chất tẩy rửa có thành phần axit hoặc xút nhiều, vì những chất đó sẽ ăn mòn và làm ố bề mặt sản phẩm.
Đặt nội thất kim loại ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt.
Không sử dụng các loại nước lau chùi có tính mài mòn cao cho đồ mạ crôm, vì lớp mạ crôm rất dễ bị ăn mòn. Đối với thép không gỉ, không dùng giấy nhám làm trầy xước thép vì sẽ làm mất độ bóng, dễ gây gỉ.
Nếu bạn còn vấn đề gì thì đừng ngần ngại nhé, VANTAYdecor vẫn ở đây và sẵn sàng giải đáp giúp mọi người.
—————————
𝗩𝗔𝗡𝗧𝗔𝗬 𝗗𝗲𝗰𝗼𝗿 – 𝗔 𝘄𝗲𝗹𝗹-𝗯𝗲𝗶𝗻𝗴 𝗹𝗶𝗳𝗲!
Địa chỉ: 10 Sông Thao, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (028) 668 57 354
Hotline: 0708525171